Theo tiêu chuẩn Quốc gia “TCVN 7958 : 2008 Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới” quy định các yêu cầu, phương pháp phòng chống mối áp dụng cho các công trình xây dựng mới có sử dụng vật liệu chứa xenlulô làm kết cấu hoặc có chứa đựng, lưu trữ các vật liệu, tài liệu có thành phẩm cấu tạo chứa xenlulô. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công trình đê đập và cây trồng.
Đối tượng cần xử lý chủ yếu là các loại mối phá hoại công trình xây dựng như: môi đất, mối nhà, mối gỗ khô, mọt cánh cứng…
1. Phân loại yêu cầu phòng chống mối bảo vệ công trình:
Để có các giải pháp phòng chống mối phù hợp với yêu cầu sử dụng, chất lượng xây dựng và điều kiện kiện kinh tế cho phép, yêu cầu chống mối cho công trình được chia thành 4 loại sau đây:
– Loại A: Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức cao, gồm các công trình đặc biệt, công trình cao tầng, công trình có niên hạn từ 100 năm trở lên; các bảo tàng, thư viện, lưu trữ, cơ quan văn phòng, công trình văn hóa lịch sử, nhà sản xuất, nhà kho có chứa hoặc sử dụng các thành phẩm quý có chứa xenlulo
– Loại B: Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức khá, gồm các công trình có niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm.
– Loại C: Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức trung bình, gồm các công trình có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến 50 năm, nhà ít tầng xây dựng ở vùng có mối hoạt động.
– Loại D: Công trình có yêu cầu phòng chống mối mức thấp gồm các công trình ít quan trọng xây dựng ở vùng địa lý không có mối hoạt động như nhà sản xuất, nhà kho làm bằng những vật liệu không chứa chất xenlulo. Nhà có chứa hoặc sử dụng, gia công các loại thành phẩm không chứa chất xenlulo.
Công trình loại A, B là loại công trình phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi lập dự án thiết kế và trong thi công xây dựng (phải đề xuất phương án, biện pháp cụ thể ngay từ khi lập dự án và thiết kế xây dựng).
Công trình loại C là loại có thể xem xét áp dụng một phần các biện pháp chống mối nhưng chủ yếu phải xử lý thuốc chống mối cho các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí và hệ thống cửa bằng gỗ hoặc vật liệu xenlulo (có đề xuất phương án, biện pháp cụ thể ngay từ khi lập dự án và thiết kế xây dựng).
Công trình loại D là loại không áp dụng ngay các biện pháp phòng chống mối trong khi thiết kế, thi công xây dựng.
2. Khảo sát phát hiện mối:
Việc khảo sát phát hiện mối cho công trình thuộc loại A, B, C phải do người có kiến thức cơ bản về đặc tính sinh học các giống, loài mối và kinh nghiệm thực tiễn về phòng chống mối, biết xác định loại mối gây hại chủ yếu tại khu đất xây dựng công trình và nhận biết tình trạng mối hoạt động trong khu vực kế cận (hướng dẫn tham khảo trong Phụ lục A – TCVN 7958 : 2008).
Khi khảo sát phải xem xét kỹ các nhà hiện có trên cùng khu đất có điều kiện tương tự.
Sau khi khảo sát phải có báo cáo tóm tắt về các loại mối chủ yếu đang hoạt động trên khu đất, tên giống và loài mối cụ thể.
3. Thiết kế phòng chống mối:
– Thiết kế phòng chống mối phải do các đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực thực hiện.
– Thiết kế phòng chống mối cho các loại công trình A, B, C tùy mức khác nhau, nhưng tối thiểu phải bao gồm:
a. Báo cáo tình hình mối phá hoại.
b. Biện pháp xử lý diệt mối, dọn gốc cây, rễ cây và rác có chứa xenlulo.
c. Xử lí chống mối cho các bộ phận bằng gỗ.
d. Tùy theo điều kiện, chọn một trong hai phương pháp là: phòng chống mối bằng phương pháp kết hợp hoặc phòng chống mối bằng thuốc.
e. Dự kiến kế hoạch và thời điểm thực hiện các công việc phòng và diệt mối trước khi khởi công phá dỡ và kế hoạch thực hiện thi công phòng chống mối kết hợp với thi công xây dựng, nhất là tại các thời điểm thi công móng tường, móng nền nhà tầng trệt hoặc tầng hầm nếu có.
f. Sơ đồ phòng chống mối cho công trình gồm các phần việc như: Xử lý mặt nền, xử lý chân tường, hàng rào phòng chống mối bên trong và bên ngoài, các đường kĩ thuật ngầm đi vào nhà (ống cấp nước, thoát nước, các đường cáp điện đi ngầm), vị trí các hào ngăn mối, lớp cách li mặt nền và mặt móng tường; Vị trí các lỗ đường ống và đường cáp đi qua nền nhà lên các tầng và vị trí các đường ống thoát nước xuống nền nhà, vị trí các hố thu nước.v.v…
g. Dự toán kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống mối.
4. Các biện pháp chống mối:
4.1 Phòng chống mối cho công trình xây dựng thực hiện dựa trên nền tảng:
– Các văn bản pháp quy, các văn bản quy phạm về phòng chống mối cho công trình áp dụng tại Việt Nam.
– TCXD 204 – 1998 “ Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới” do Bộ Xây dựng ban hành.
– TCXD 7958 – 2008: “ Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới” do Bộ Xây dựng ban hành.
– Công văn 120/BNN-XD ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành: Định mức dự toán điều tra, khảo sát và xử lý mối.
– “Tập định mức và đơn giá phòng trừ mối cho các công trình xây dựng và xử lý côn trùng gây hại” được ban hành hàng năm của Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.’
Mối, Mọt là loài sinh vật phá hoạt gỗ gây thiệt hại về kinh tế cho mọi người dân. Chúng tấn công tất cả các loại gỗ: Gỗ xây dựng, gỗ trang trí nội thất hay các vật dụng làm từ gỗ hoặc các chất có chứ xenlulo.
4.2 Phương pháp phòng chống mối công trình:
* Thay đổi cơ học của khu vực bị nhiễm Mối: Liên quan đến việc thay đổi cấu trúc nhà cửa sao cho có sự ngăn cách để mối không thể tấn công vào nhà. Hoặc loại bỏ tất cả điều kiện mà có thể hấp dẫn mối tấn công…
* Xử lý đất: bao gồm việc áp dụng bơm hóa chất xuống nền đất và chu vi xung quanh tòa nhà để tạo một barie hóa chất kín. Lớp barie liên kết này cần phải được thiết lập bên trong hoặc phía ngoài của nền móng.
* Xử lý nền: áp dụng hóa chất xuống phần móng, tạo ra một lớp hóa chất ngăn chặn đối với Mối. Lưu ý phải áp dụng thuốc mối vào tất cả các khe, kẽ nứt của chân tường hay chân móng, vì những kẽ này có thể thông với nền đất bên ngoài.
* Xử lý gỗ: là việc áp dụng hóa chất trực tiếp lên gỗ để diệt những con mối đang hoạt động và tạo ra một hàng rào ngăn cản sự tấn công của Mối.
4.3 Xử lý phòng mối nền móng cho công trình xây dựng:
Việc phòng ngừa mối xâm nhập là hoàn toàn cần thiết, nhất là những công trình xây dựng có sử dụng ít nhiều đồ gỗ, cho dù xung quanh chưa có công trình nào bị mối xâm nhập, còn nếu căn nhà liền kề đã có mối thì nguy cơ mối xâm nhập càng gần.
*** Phòng mối có ba trường hợp:
– Nhà đã xây dựng, vì khi mới xây không biết việc cần phải phòng mối. Với trường hợp này chi phí có thể rẻ hơn nhiều, an toàn hơn trường hợp 1 nhưng ít có dịch vụ nào thực hiện vì cần phải có người thợ hiểu biết sâu về các loài mối và các tập tính của chúng. Nhược điểm của phương pháp này là có thể vẫn có mối đất lên làm tổ ( Nhưng không hư hại đồ gỗ và rất hiếm khi sảy ra )
– Trường hợp này vẫn áp dụng với trường hợp công trình mới xây dựng, xong phòng trừ như thế nào tùy thuộc vào địa hình nơi công trình tọa lạc. Nếu làm đúng thì mới ngòng ngừa triệt để được.
– Nhà bắt đầu xây dựng ta triển khai phòng mối ngay ( Trường hợp này gọi là tẩm nền phòng trừ mối trước khi xây dựng ) Nhược điểm là vẫn còn một số tình huống mối xâm nhập vào, chúng tùy thuộc vào môi trường xung quanh công trình.
Lưu ý: Việc phòng ngừa mối xâm nhập là hoàn toàn cần thiết, nhất là những công trình xây dựng có sử dụng ít nhiều đồ gỗ, cho dù xung quanh chưa có công trình nào bị mối xâm nhập, còn nếu căn nhà liền kề đã có mối thì nguy cơ mối xâm nhập càng gần.
HÓA CHẤT SỬ DỤNG
– Hóa chất xử lý lây nhiễm: PMC, PM97 (sản phẩm của Viện KHKT Lâm nghiệp Việt Nam), Metavina 90DP (Trung tâm Nghiên cứu Phòng trừ mối) hoặc các hóa chất tương đương.
– Hóa chất xử lý gỗ: Cislin 2.5EC ; Bayer – Thái Lan),
– Timberlife 16L (ICI – Vương quốc Anh),
– Dầu trừ mối (VIPESCO).
– Hóa chất xử lý nền móng: Map Sedan 48EC (Map Pacific – Singapore),
– Termidor 25EC (Bayer – Thái Lan),
– Lenfos 50EC (Hockley International – Anh quốc)
– Agenda 25EC – Anh quốc.
Cam kết uy tín hàng đầu, bảo hành dài hạn cho mọi công trình. Quý khách liên hệ ngay công ty chúng tôi để được tư vấn.
Tư vấn, khảo sát miễn phí
Giá thành phù hợp
Chăm sóc và bảo hành tốt nhất
Phương pháp khoa học
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Trang thiết bị hiện đại.
Rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách Hàng! Chào trân trọng và hợp tác!
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI:
Hotline: 0934.743.007 – 0987.715.777
E-mail: asiapestcontrol.dn@gmail.com